Sáng sớm, đoàn đi thuyền trên sông Hằng để ngắm cảnh bình minh tuyệt đẹp trên sông Hằng.
Ăn sáng tại Khách sạn. Sau khi ăn sáng tiến hành tham quan:
- Sarnath (Vườn Lộc Uyển): Trung tâm nguyên tắc của Phật giáo. Tại đây vào khoảng năm 530 trước Công nguyên, Đức Phật đã thuyết giảng bài pháp đầu tiên sau khi đắc đạo cho 5 anh em ngài Kiều Trần Như.
- Mulgandha Kuti: là một sự đột phá đáng hoan nghênh khỏi sự đơn điệu về kiến trúc ở Sarnath. Nằm giữa những tàn tích bằng gạch của Sarnath cổ đại, ngôi chùa Phật giáo này khác biệt với bất kỳ kiểu kiến trúc Phật giáo nào. Ngôi chùa hiện đại trông thực sự lộng lẫy với các hoa văn được thiết kế chi tiết trong nội thất của nó đã được xây dựng bởi tổ chức Maha Bodhi vào năm 1931.
- Bảo tàng Sarnath: Bảo tàng Khảo cổ học Sarnath là bảo tàng địa điểm lâu đời nhất về Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ theo nghĩa thực tế. Để bảo quản và trưng bày các cổ vật được tìm thấy từ địa điểm trong quá trình khai quật, vào năm 1905, Chính phủ đã quyết định xây dựng một bảo tàng địa điểm liền kề với khu vực khai quật tại Sarnath.
Sau khi ăn trưa, lái xe đến Bodhgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng)
- Mahabodhi Temple - Tháp Đại Giác (Mahabodhi) là công trình kiến trúc đánh dấu nơi Đức Phật đã ngồi thiền và đạt được đại giác ngộ. Bodhgaya được coi như cái rốn của địa cầu, là phần vật chất của địa cầu có câu thông với các cõi thiên khác của toàn bộ vũ trụ. Bodhgaya là linh địa duy nhất để một vị Đại Phật xuất hiện.
- Tháp Đại Giác Ngộ nguyên thủy do chính đại đế A-dục sắc dựng vào thế kỷ 3 TTL để kỷ niệm nơi đức Phật thành đạo. Theo Phật giáo, không có nơi nào trên địa cầu này chịu nổi “sức mạnh” của sự Giác Ngộ tối thượng trừ Bodhgaya. Tháp đại Giác Ngộ là di sản văn hóa và tâm linh quan trọng nhất của Phật giáo. Hàng năm, hàng ngàn phái đoàn Phật giáo quốc tế và triệu triệu du khách khắp nơi đã đến Bồ-đề Đạo tràng trải nghiệm đời sống tâm linh.
- Đại thụ Bồ Đề (Mahabodhi tree) - Cây Bồ Đề tại chỗ này (mặt phía tây của tháp) chỉ là một nhánh chiết từ cây Bồ Đề tại Tích Lan. Cây Bồ Đề tại Tích Lan có tên gọi là Sri Mahabodhi tree do con gái vua Asoka thủa xưa đem đến Tích Lan từ cành chiết bên phải của cây gốc.
Ngoài ra chính phủ Ấn còn kêu gọi phật tử các nước khác đến lập chùa trong khu vực Thánh Tích để tiện việc cho chư tăng, ni tu niệm và có nơi tạm trú cho tín đồ đến tham bái.
- Chùa Miến Điện, được xây cất cách nay độ chừng trên 50 năm.
- Chùa Trung Hoa đối diện Bồ Đề Đạo Tràng về hướng đông.
- Phật Giáo Nhật Bản có hai ngôi chùa trong khu vực này. Chùa xây qui mô có lối kiến trúc tân thời theo kiểu Nhật Bản. Ngoài chánh điện lớn trang nghiêm còn có cả thiền đường Tăng phòng, nhà trọ, trai đường... trông rất nguy nga đồ sộ...
- Chùa Bhutan rất lớn, mặc dầu họ là một quốc gia nhỏ bé. Phật Giáo là quốc giáo tại quốc gia nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn.
- Về phía Tây Tạng họ có hai chùa, cả hai đều có những bích họa rất đáng để ý.
- Việt Nam có Việt Nam Phật Quốc Tự. Chùa được xây dựng trong một khu đất rộng chừng hai mẫu tây, cách Thánh Tích chừng 15 phút đi bộ. Bắt đầu xây cất từ năm 1987, đến tháng 12-1988 đã xây xong một pháp xá 3 tầng, chiều dài độ 50 thước tây, có 30 phòng đôi dành cho khách hành hương nào muốn trú ngụ trong thời gian chiêm bái Thánh Tích.
Ngoài ra còn có các chùa khác như chùa Nepal, chùa Thái Lan rất lớn, chùa Sikkim ...
Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3 hecta đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cang, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ.....
Sông Niranjana: Nơi Đức Phật đã tắm sau khi thành đạo.
Ăn tối & nghỉ đêm tại khách sạn.
Tuyệt vời
358 quan tâm