Bánh tro, cơm rượu – Hương nồng, men say ngày Tết Đoan Ngọ

Cẩm nang du lịch 25/06/2020 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết giết sâu bọ. Người dân miền Nam thường ăn bánh tro, cơm rượu với quan niệm chúng sẽ có tác dụng giệt trừ sâu bọ, làm thanh lọc cơ thể.

Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên

Người miền Nam ưa lối sống dân dã, giản dị trong tục lệ, không cầu kỳ nên Tết Đoan Ngọc chỉ cần bánh tro và cơm rượu là đủ.

Truyền thống ăn bánh tro, cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ

Truyền thống ăn bánh tro, cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống như bánh tro, cơm rượu…

Bánh tro, dẻo thơm vị quê nhà

Bánh tro, dẻo thơm vị quê nhà
Bánh tro là thứ bánh được làm từ gạo nếp và tro. Tuy nhiên, không phải thứ tro nào cũng làm được bánh mà phải là tro của lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng phơi khô hoặc tro của hạt xoan chín, tro rơm nếp. Tro được hòa tan với nước, lắng trong rồi ngâm với gạo nếp cái hoa vàng sẽ cho ra màu nâu vàng trong, lóng lánh như màu hổ phách và tạo ra vị ngai ngái đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.

Bánh tro có tác dụng trung hòa bớt độc hại trong cơ thể

Bánh tro có tác dụng trung hòa bớt độc hại trong cơ thể
Bánh tro còn được gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali...).

Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ, những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ thường gây ôn dịch thương âm. Do có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận... Bánh tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan ngọ mà còn cả thời gian sau đó.

Cơm rượu hương nồng, men say tốt cho sức khỏe

Cơm rượu hương nồng, men say tốt cho sức khỏe
Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình ngoài bánh tro đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.

Theo khoa học, cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng. Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp cẩm có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa và phòng bệnh thiếu sắt…

Ngoài ra, vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta còn treo trước cửa nhà những bó cây mang ý nghĩa "trừ tà" như lá liễu, khuynh diệp, ngũ trảo và xương rồng. Khi treo phơi khô thì có thể mang lá cây này nấu nước tắm, giúp trừ bệnh tật.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên