Chuông gió Nhật Bản, món quà du lịch xứ Phù Tang ý nghĩa

Cẩm nang du lịch 28/09/2021 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Bên cạnh những món quà du lịch Nhật Bản như búp bê Durama, chú bò đỏ… không ít du khách thường chọn mua chuông gió về làm quà để gửi tặng người thân, bạn bè. Vậy chuông gió ở Nhật Bản có ý nghĩa gì, cùng tham khảo ngay nhé.

 

Nguồn gốc của Furin – chuông gió Nhật Bản

Nguồn gốc của Furin – chuông gió Nhật Bản
Ảnh: @ajpscs/ Flickr

Xuất phát từ Trung Quốc chuông gió du nhập vào Nhật Bản từ khá sớm với tên gọi là Furin. Trong thế kỷ 12, thời Kamakura (1185-1333) giới quý tộc Nhật treo chuông gió trên cửa nhằm ngăn chặn “Yakubyougami”- con quỷ mang đến bệnh tật và thảm họa, đột nhập vào phòng.

Được biết tiền thân của Furin là một loại chuông có tên Futaku (chuông treo). Dưới thời Edo (1603 - 1867) những chiếc chuông gió được gọi là Edo - Furin làm bằng gốm sứ, trang trí bằng họa tiết sơn được những truyền nhau bán buôn bởi những người bán rong và khởi đầu cho phong tục treo chuông Furin trên khắp cả nước Nhật.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 18, kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan được du nhập vào Nhật Bản, người Nhật học tập kỹ thuật đúc này để rồi đến thế kỷ 19, chiếc chuông gió Furin bằng thủy tinh được ra đời - đánh dấu sự có mặt của chiếc chuông gió mang đậm nét Nhật Bản.

Cấu tạo độc đáo của chiếc chuông gió Nhật Bản

Cấu tạo độc đáo của chiếc chuông gió Nhật Bản
Furin - Chuông gió Nhật Bản có dạng hình tròn, được gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động, bên dưới chuông có một tờ giấy nhỏ dài để đón gió gọi là Tanzaku, mảnh giấy này thường được ghi các lời chúc may mắn hay những bài thơ ngắn.

Hiện nay, Furin có rất nhiều loại với nhiều hình dáng, kích cỡ. Những chiếc chuông gió Furin truyền thống thường làm bằng thủy tinh, to như trái lựu, được vẽ với nhiều hình thù xinh xắn. Những chiếc chuông mới thời hiện đại được sáng tạo với đủ hình thù liên quan tới thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh... với đủ màu sắc từ vàng, trắng, đỏ, xanh lam, xanh lục… rất phong phú và độc đáo.

Ý nghĩa của chiếc chuông gió Nhật Bản - Furin

Ý nghĩa của chiếc chuông gió Nhật Bản - Furin
Theo phong tục của người Nhật thì chuông gió có tác dụng bảo vệ và xua đuổi tà ma. Họ luôn tin rằng nếu bạn sống trong khu vực có thể nghe được tiếng chuông Furin thì những điều bất hạnh sẽ không tới chỗ họ. Mỗi màu sắc trên chuông gió Furin mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng.

Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời sáng soi, xua đuổi tà ma; màu xanh lam tượng trưng cho trời và biển; màu xanh lục đại diện cho cây cối có nghĩa là sức khỏe, không bị ốm đau; màu vàng là hình ảnh của mùa thu với những cánh đồng lúa chín và tượng trưng cho tiền bạc; màu trắng là hiện thân của màu áo cưới tinh khôi và là biểu tượng của may mắn. Furin còn mang thông điệp là “anh sẽ mãi mãi bên em” trong tình yêu, ý của người tặng đó là anh sẽ luôn bên em, em sẽ mãi bên anh, chúng ta luôn bên nhau, chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu hai người mãi mãi.

Furin thường được người Nhật treo trong nhà

Furin thường được người Nhật treo trong nhà
Ảnh: @Tokyo_gov

Thông thường ở Nhật, chuông gió sẽ được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ hoặc dưới mái hiên. Những vị trí đó sẽ giúp chuông đón được gió và góp phần làm tiếng chuông trong hơn, rộn ràng hơn và cả vui tươi hơn

Ở một khía cạnh khác, chuông gió Furin là tượng trưng của sự may mắn thuận lợi. Hình ảnh Furin treo dưới hiên nhà được coi như một thứ bùa may mắn mang lại cảm giác bình an cho gia chủ. Người Nhật tin rằng, âm thanh của những chiếc chuông gió sẽ có thể giúp xoa dịu đi cái nóng oi bức của mùa hè và có thể gọi gió đến làm dịu cây cỏ, đất trời...

Tin mới

Tin ngẫu nhiên