Kinh nghiệm du lịch An Giang

pin

An Giang là tỉnh miền tây nam bộ giáp biên giới với Campuchia, đây là tỉnh đầu tiên của Đồng Bằng Sông Cửu Long có 2 thành phố thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu nên có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố chợ nổi trên sông, còn thành phố An Giang là thành phố biên giới, nổi tiếng với danh thắng núi Sam. Ở An Giang có 3 dân tộc đó là Khmer, Chăm và Hoa, trong đó người Khmer chiếm đại đa số khoảng 75%.

Phương tiện đi lại

Từ TP.HCM để đến với Long Xuyên hay Châu Đốc, bạn có thể mua vé ở bến xe Miền Tây hay các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong. Đến nơi để tham quan các địa điểm gần bạn có thể đi xe ôm, xe lôi máy hay taxi và muốn ở lại nhiều ngày hay tham quan các điểm xa hơn thì thuê xe máy là lựa chọn tối ưu nhất với giá cả vừa phải.

Nếu khởi hành từ Hà Nội hay Đà Nẵng bạn đáp chuyến bay trực tiếp từ hai thành phố này đến thành phố Cần Thơ, sau đó đi xe khách xuống Long Xuyên hoặc Châu Đốc.
 
Nên đi An Giang mùa nào?
 
Nếu đi để cầu phúc lộc bình an cho bản thân và gia đình thì nên đi sau dịp Tết Nguyên Đến đến tháng 4 âm lịch vì cuối tháng 4 là mùa lễ hội viếng Bà Chúa Sứ. Còn chọn tham quan du ngoạn và ghi lại những khoảng khắc đẹp trong năm của vùng sông nước thì khuyên bạn nên đi từ tháng 9 đến tháng 11, mùa này nước lũ tràn về cảnh sắc rất thanh bình và yên ả, đặc biệt là khung cảnh rất nên thơ và hữu tình trong rừng tràm Trà Sư. Nên hạn chế đến An Giang vào giai đoạn tháng 4, 5 nhé vì thời điểm này nắng nóng khá gay gắt khoảng 35 – 360C.
 

Những điểm nào nên tham quan khi đến An Giang

Nếu bạn chọn di chuyển đến thành phố Long Xuyên trước thì không nên bỏ qua chợ nổi Long Xuyên, khu tưởng niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng và chợ đêm Long Xuyên. Khi đến với Châu Đốc thì tham quan và viếng cụm di tích miếu bà Chùa Sứ, Tây An Cổ Tự, Lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếp theo tại Châu Đốc ngày hôm sau bạn bắt chuyến tàu ngay trung tâm để tham quan chợ nổi Châu Đốc hoạt động trên dòng sông Hậu, nhớ là chợ họp tấp nập nhất là lúc 7 – 8 giờ, ngược dòng sông Hậu bạn đi tiếp để đến với Làng cá bè và làng chăm Châu Giang, thăm thánh đường hồi giáo Mubarak. Nơi đây người Chăm sinh sống khá nhiều bên những mái nhà sàn gỗ, bạn có thể ghé vào giao lưu và tìm hiểu cuốc sống của người chăm và phong tục tập quán của họ. 
 
Buổi chiều, bạn nên thuê xe máy tham quan Rừng Tràm Trà Sư cách trung tâm Châu Đốc khoảng 30km, nơi đây có phong cảnh hữu tình và sinh thái thích hợp cho những bạn săn ảnh. Nếu còn thời gian ở Châu Đốc bạn có thể ghé tham quan khu du lịch Núi Cấm ở huyện Tịnh Biên, cách thành phố Châm Đốc chừng 33km hay ghé tham quan Búng Bình Thiên, hồ nước thiên nhiên trong xanh thuộc huyện An Phú.
 

An Giang có lễ hội gì đặc sắc?

Đi vào dịp cuối tháng 4 (23/4 đến 27/4 âm lịch) bạn sẽ được tham gia lễ hội viếng bà Chúa Sứ hay đến từ ngày 9 – 10/10 âm lịch sẽ hòa vào không khí rộn ràng của lễ hội đua bò Bảy Núi. An Giang có nhiều đồng bào Chăm nên họ có lễ Ramadan, đây là tháng ăn chay diễn ra từ 1 – 30/9 theo lịch Hồi Giáo. Ngoài ra, một lễ hội không kém phần hấp dẫn là Lễ Hội Chol ChNam Thmay, còn được gọi là "Tết năm mới" hay "Lễ chịu tuổi", kéo dài 3 ngày trong tháng Chétt (lịch Khmer), đó là: 14, 15, 16 tháng 4 Dương lịch.
 

Khách sạn và ẩm thực địa phương

Tại Long Xuyên và Châu Đốc bạn dễ dàng tìm được các khách sạn 2 – 3 sao giá cả phải chăng, như khách sạn Đông Xuyên, Long Xuyên, Hòa Bình 2 ở Long Xuyên hay khách sạn Bến Đá Núi Sam, Châu Phố, Đông Nam ở Châu Đốc.
 
Ẩm thực An Giang rất phong phú và đa dạng, khi đến đây bạn nên thưởng thức các món như cà ri của người Chăm với vị cay thơm rất riêng, gỏi sầu đâu, xôi phồng chợ Mới, Tung Lò Mò, bánh phồng Phú Mỹ hay gà hấp lá trúc. Đặc biệt, đến An Giang vào mùa nước nổi du khách không nên bỏ qua những đặc sản của mùa nước nổi là cá linh và bông điên điển, được các đầu bếp trổ tài qua các món ăn đặc sắc như lẩu cá linh bông điên điển, cá linh hay cá bống kho tiêu, bánh xèo bông điên điển.
 

Đến An Giang mua gì về làm quà?

An Giang hay nói đúng hơn là Châu Đốc nổi tiếng với các loại mắm như mắm thái, mắm sặt, mắm trê, mắm lóc, mắm rô, mắm trèn, mắm cá linh, mắm phi lê, dưa mắm… cùng các loại cá khô như khô cá tra, khô các lóc, khô cá sặt…, những thứ này bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trong chợ Châu Đốc với các gian hàng như Bà Giáo Khỏe, mắm Hai Xuyến. Hay các loại trái cây như me thái, xoài thái, mít và thốt nốt.
 

Những điều lưu ý 

Đến An Giang vào mùa lễ hội viếng Bà Chúa Xứ thì bạn nên cảnh giác với tình trạng ăn xin, chen lấn và chèo kéo để không xảy ra những tình huống không đáng có. Tham quan An Giang vào mùa nắng (tháng 12 đến tháng 5 năm sau, đặc biệt tháng 4, 5) bạn nên đem theo quần áo gọn nhẹ, nón, kem chống nắng để dễ di chuyển. Hay đến vào mùa mưa (tháng 9 đến háng 11) thì nên đem theo dù, kem chống mũi, giầy chống trơn trợt và áo ấm nhẹ, đặc biệt tháng 12, 1 có nhiệt độ thấp nhất từ 20 – 210C.