Du lịch Côn Đảo ghé thăm chứng tích chiến tranh Dinh chúa đảo
Côn Đảo được biết đến là địa điểm du lịch mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc thể hiện qua những địa danh nổi tiếng như: nhà tù Côn Đảo với tên gọi “địa ngục trần gian”, Dinh chúa đảo - bộ máy đầu não cai quản tù nhân ở nhà tù Côn Đảo, miếu bà Phi Yến, mộ Võ Thị Sáu – người nữ anh hùng kiên cường, bất khuất…
Nhà tù Cô Đảo
Nhà tù Côn Đảo chính là một bằng chứng hùng hồn nhất về một địa ngục trần gian mà Pháp, Mỹ đã tạo ra để đàn áp những người con yêu nước trên dải đất hình chữ S. Hệ thống nhà tù này được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù… Địa điểm nổi tiếng nhất ở đây là Chuồng Cọp - khu biệt giam khắc nghiệt nhất. Và rồi khi sự thật về nơi này được phanh phui vào năm 1970, sự tàn nhẫn của nó khiến cả thế giới chấn động.Hệ thống Chuồng Cọp có 120 phòng giam với diện tích chỉ rộng 5m2 không có giường nằm. Người tù bị cùm chân và phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp, điều kiện vệ sinh và ăn uống rất kém, lại thường xuyên bị tra tấn để hỏi cung. Khi tù nân có ý định phản kháng sẽ bị tra tấn từ bên trên, thâm chí là rắc vôi bột mịt mù xuống phía dưới.Những hình ảnh đáng sợ được dựng lại ở đây chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những gì mà tù nhân đã chịu đựng. Đây chính là điểm đến nổi bật nhất trên đảo, là nơi thích hợp để bạn nhìn lại một thời kỳ lịch sử kinh hoàng đã qua.
Dinh chúa đảo
Điểm đến nổi bật thứ 2 sau nhà tù Côn Đảo chính là Dinh chúa đảo, nhà của những người cai trị hệ thống nhà tù ở đây và là hiện thân cho hai đời sống đối lập nhau: cuộc sống xa hoa của chúa đảo và sự khổ cực của những người tù. Dinh chúa đảo còn gọi là Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng, được hình thành trong khoảng thời gian 1862 -1876 với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Dinh có tổng diện tích 18.600m2 trong đó bao gồm nhà chính, nhà phụ và sân vườn và các công trình phụ khác, cổng nhìn ra thẳng Cầu Tàu. Nơi đây trước kia là nơi ngự trị của 53 đời chúa đảo gồm 39 chúa đảo thời thực dân Pháp và 14 chúa đảo thời đế quốc Mỹ qua 113 năm.Có thể nói dinh chúa đảo hôm nay là một chứng tích có giá trị tố cáo tội ác, là thư viện lớn về Côn Đảo với hình ảnh tư liệu của Pháp, lưu giữ đầy đủ phiên hiệu tù, ngày, giờ hành hình tại pháp trường. Phòng trưng bày dinh chúa đảo còn trưng bày 4 chủ đề chính: Côn Đảo – đất nước – con người, Côn Đảo – địa ngục trần gian, Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng, Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam. Ngoài ra, phòng còn trưng bày một chuyên đề ảnh về nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916 với gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày. Và từ năm 2000 đến nay, ban quản lý di tích cũng đã thu thập thêm được hơn 6.000 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kì, 266 hiện vật thể khối, 542 tư liệu ảnh và giấy để bổ sung cho phòng trưng bày, tố cáo rõ nét nhất tội ác của các chúa đảo thời kì kháng chiến.
Miếu bà Phi Yến
Miếu bà Phi Yến còn được biết đến với tên gọi khác là chùa An Sơn - nơi thờ bà Phi Yến, một trong những thứ phi của Nguyễn Ánh, ngăn cản việc bán nước của ông. Khi vua Nguyễn Ánh bị nghĩa quân Tây Sơn truy đuổi đã cùng vợ chạy ra Côn Đảo. Ông có ý định mời Pháp về diệt nhà Tây Sơn, tuy nhiên người vợ của Nguyễn Ánh lúc bấy giờ can ngăn nên đã bị đày ra một hòn đảo hoang vắn nay gọi là Hòn Bà. Câu chuyện không dừng lại ở đó, khi quân Tây Sơn đánh ra đến đảo. Vua Nguyễn Ánh cùng bè lũ chạy thoát, con của người vợ bị nhốt ở đảo hoang là hoàng tử Cải khóc thương mẹ nên bị Nguyễn Ánh đẩy xuống biển và được người dân lập đền thờ. Sau đó, bà Phi Yến được cứu thoát. Tuy nhiên biến cố đến với bà trong một lần đi hội làng bà bị một người định hiếp dâm, để bảo toàn trinh tiết bà đã tự tử ở tuổi 25. Người dân lập đền thờ bà tại đây để tưởng nhớ đến bà và con trai bà - người phụ nữ với cuộc đời đầy đau thương. Hàng năm vào ngày 18 tháng 10 âm lịch, người dân lại tổ chức lễ hội tại miếu thờ này. Với người dân trên đảo, đây là một nơi linh thiêng, có thể thực hiện những ước nguyện của họ.
Mộ Võ Thị Sáu
Có lẽ con dân đất Việt ta đã quá quen thuộc với cái tên Võ Thị Sáu, hay gọi thân thuộc hơn là “Chị Sáu”, người thiếu nữ xung phong anh dũng quả cảm của dân tộc Việt Nam. Mộ của Chị Sáu được đặt tại nghĩa trang Hàng Dương, địa điểm giàu ý nghĩa cả lịch sử và tâm linh. Tại đây, 24/24h đều có tấp nập người dân đến đây lễ mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu, nên bạn không phải lo lắng nếu đi vào quá muộn. Bởi đây không chỉ là địa điểm mang ý nghĩa lịch sử mà mộ của Chị Sáu còn được rất nhiều người gửi gắm niềm tin vào thế giới tâm xinh với mong muốn cầu xin Chị Sáu phù hộ.