Du lịch Huế, khám phá làng cổ Phước Tích trên 500 tuổi
Bạn đang tìm một nơi thật yên bình để tận hưởng không khí trong lành cùng thiên nhiên và có hứng thú với nghề làm gốm, thì đừng chần chừ gì nữa, ngay dịp nghỉ Tết Dương lịch này hãy cùng bạn bè lên plan du lịch Huế đến với làng cổ Phước Tích ngay thôi nào.
Ảnh: @charlesquil
Nếu làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội mang trong mình những dấu ấn kiến trúc độc đáo của đồng bằng Bắc Bộ xưa, thì ngôi làng cổ Phước Tích của du lịch Huế lại mang một nét rất riêng của mảnh đất miền Trung.
Làng cổ Phước Tích được công nhận là Di tích Quốc gia sau làng cổ Đường Lâm
Ảnh: @pisu.laNăm 2009, làng cổ Phước Tích được được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Đây là ngôi làng thứ 2 chỉ sau làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội được nhận danh hiệu này. Làng cổ Phước Tích còn lưu giữ nhiều di sản vật thể vô giá, cùng với đó là nghề làm gốm lâu đời nổi tiếng khắp cả nước.
Làng cổ Phước Tích từng được đổi tên 2 lần
Theo một số tài liệu lịch sử có ghi chép lại thì làng cổ Phước Tích được hình thành từ thế kỷ 15, dưới thời Lê Thánh Tông và được bao bọc hầu như toàn bộ bởi dòng sông Ô Lâu huyền thoại. Thuở ban sơ, ngôi làng này có tên là Phúc Giang. Dưới thời Tây Sơn, nơi đây được đổi tên thành Hoàng Giang với ngu ý tưởng nhớ công ơn khai phá, xây dựng làng của dòng họ Hoàng. Đến thời vua Gia Long, một lần nữa ngôi làng này được đổi tên thành Phước Tích với mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho đời sau.Tồn tại hơn 5 thế kỷ, kiên cường vượt qua các cuộc chiến tranh binh lửa và sự tàn phá của thiên nhiên, làng cổ Phước Tích đến nay vẫn giữ gìn gần như nguyên vẹn vẻ đẹp nguyên sơ của làng quê Việt với phong cảnh hữu tình, không gian yên ả với cây đa - bến nước - sân đình đẹp như một bức tranh cổ của làng quê Việt Nam.
Phước Tích là địa điểm du lịch Huế mang đậm chất làng quê xưa
Ảnh: @hoangthi.anhthuDu lịch Huế đến với Làng cổ Phước Tích, bước đi trên con đường được lát gạch nhuốm màu rêu phong bạn sẽ thấy trong lòng bình yên đến lạ bởi cái không gian xanh mát không một tiếng ồn ào, chỉ có tiếng gió xào xạc qua kẽ lá và tiếng chim cùng nhau thi hát.Ngay từ khi đặt chân đến làng cổ Phước Tích, bạn sẽ bị ấn tượng ngay với cây cổ thụ vô cùng lớn, bên dưới có một ngôi miếu thờ. Được biết, cây cổ thụ này đã có tuổi đời khoảng 700 – 800 tuổi, nổi bật với Miếu Cây Thị hay còn gọi là Miếu Bà được xem là chốn thờ tự rất linh thiêng của người dân trong làng.Một điều lý thú nữa khiến nhiều du khách thích thú là các hàng rào ngăn cách những ngôi nhà trong làng đều không phải xây bằng gạch và có cửa như những làng khác, mà những hàng chè tàu xanh. Các hàng rào nơi đây được cắt tỉa gọn gàng, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm, lối đi vào cổng nhà và chỉ cao tới hông người lớn, nhà này có thể nhìn sang được nhà bên đúng với câu nói “ngăn mà không cách” tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ hòa quyện với cảnh quan thiên nhiên.
Hệ thống những ngôi nhà cổ tại làng Phước Tích ở Huế rất tinh tế
Điều khiến làng cổ Phước Tích ở Huế trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết chính là hệ thống những không gian nhà cổ, nhà rường truyền thống từ thời xưa. Hiện nay, trong làng có khoảng 117 hộ dân, đa phần là nhà rường 3 gian 2 chái đặc trưng của Huế trong đó có tới 12 ngôi nhà được xếp hạng có giá trị đặc biệt và khoảng 30 nhà cổ, 10 nhà thờ họ. Điều khiến nhiều khách du lịch Huế nhất khi đến viếng thăm, chiêm ngưỡng kiến trúc của các ngôi nhà này là mỗi nhà đều có một bể nước riêng trong sân, dựng ngay bên cạnh bể là 2 chiếc gầu múc nước phòng khi có hỏa hoạn có thể kịp thời chữa cháy vì ngày xưa nhà nào cũng có lò nung gốm.
Nghề gốm Phước Tích nổi tiếng muôn phương
Ảnh: @redplanetpotteryNgoài được chiêm ngưỡng những ngôi nhà rường độc đáo, công trình thờ tự cổ kính uy nghiêm, du lịch Huế đến đây du khách sẽ còn được biết thêm về nghề truyền thống làm gốm vô cùng đặc sắc của làng. Từ xa xưa, các sản phẩm được tạo ra từ làng cổ Phước Tích đều trở thành những sản phẩm quý chuyên để dâng lên cho vua chúa triều Nguyễn. Gốm ở đây nổi tiếng bởi độ bền, bóng mịn và tinh xảo do được làm bằng tay và đun bằng củi trong các lò sấp, lò ngửa.Đến nay, qua nhiều biến động của lịch sử, nghề làm gốm của người dân Phước Tích cũng dần được khôi phục, các sản phẩm gốm được sản xuất nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và các tỉnh thành lân cận khác.