Khám phá quần thể di tích Cố đô Huế

Cẩm nang du lịch 29/06/2020 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Được triều Nguyễn chủ trương xây dựng từ khoảng đầu thế kỷ XIX, quần thể di tích Cố đô Huế là một trong những di tích lịch sử - văn hóa thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước viếng thăm nhất Việt Nam.

 

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý
Di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.

Sự uy quyền biểu thị qua 3 tòa thành

Sự uy quyền biểu thị qua 3 tòa thành
Ảnh: Shutterstock/Vo Van Hoang

Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế.

Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, ba toà thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến… Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Kinh thành Huế

Kinh thành Huế
Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có không gian rộng lớn, diện tích khoảng 520ha và có vị trí quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Vòng thành ngoài Kinh thành có chu vi gần 10km, cao khoảng 6.6m, dài 21m bao gồm những công trình được bố trí đều nhau. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc, hệ thống sông đào có chức năng bảo vệ và chức năng giao thông đường thủy.

Thành có 10 cửa chính là cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Đông Bắc. Ngoài ra còn một cửa phụ thông với Trấn Bình Đài.

Hoàng thành

Hoàng thành
Hoàng thành còn được gọi là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế, đây là nơi thờ tự tổ tiên, nơi ở của vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình thời phong kiến.

Hoàng thành Huế có trên dưới hơn 100 công trình. Bên trong Hoàng Thành còn có Điện Thái Hòa là nơi thất triều và khu vực các miếu thờ.

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành
Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành, cả hai vòng thành này với một hệ thống cung điện ở bên trong thường được gọi chung là Hoàng cung hay Đại Nội. Thành được xây và năm 1804, có hình chữ nhật với cạnh Nam và Bắc dài 341m, cạch Đông và Tây dài 308m, chu vi là 1298m bao gồm 50 công trình lớn nhỏ.

Tử Cấm thành có 7 cửa: nam là Đại cung (Đại Cung môn) kết cấu hoàn toàn bằng gỗ, lợp ngói hoàng lưu ly; đông là cửa Hưng Khánh và cửa Đông An, về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường, ở mặt này cũng mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng rồi lại lấp; tây là cửa Gia Tường và Tây An; bắc là cửa Tường Loan và Nghi Phụng (trước năm 1821 mang tên Tường Lân), dưới thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng. Trong đó, Đại Cung môn là cửa chính vào Tử Cấm thành được xây vào năm 1833. Sau Đại Cung môn là một sân rộng rồi đến điện Cần Chánh, là nơi vua làm việc và thiết triều.

Thần Đạo – con đường xuyên suốt qua 3 tòa thành

Thần Đạo – con đường xuyên suốt qua 3 tòa thành
Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung… Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.

Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo và mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên