Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya

Tin tức du lịch 22/11/2022
pin

Trên vùng đất đỏ cao nguyên, Gia Lai sở hữu những khung cảnh đẹp say lòng như núi lửa Chư Đăng Ya, Biển Hồ... Du lịch Gia Lai mùa này, du khách sẽ được thưởng thức vẻ đẹp hoang dại của hoa dã quỳ và còn có cơ hội trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya.

Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm ở huyện Chư Păh, núi lửa Chư Đăng Ya là địa điểm du khách không nên bỏ qua khi đi đến phố núi Gia Lai du lịch. Địa điểm này nằm cách thành phố Pleiku 30km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Theo những người Jarai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là "Củ gừng dại". Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu. Ngọn núi có hình phễu khổng lồ, giống một lòng chảo mở ra trên đỉnh miệng núi lửa Chư Đăng Ya mang vẻ đẹp hùng vĩ.
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Những ngày cuối tháng 11, dã quỳ nở rộ dọc đường lên đỉnh núi Chư Đăng Ya, ven rẫy, phủ vàng cả một vùng, tạo nên khung cảnh mộng mơ. Đây cũng là lúc nhiều du khách từ các tỉnh đồ về đây để trải nghiệm dù lượn bay giữa không trung để ngắm hoa dã quỳ trải vàng khắp vùng. Nơi đây được xem là điểm bay dù hiếm hoi trên cả nước có thể chiêm ngưỡng mùa dã quỳ rực rỡ.
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Không chỉ vậy, từ trên cao du khách trải nghiệm bay dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya còn được dịp ngắm nhìn những mảng màu xanh, vàng, nâu... bắt mắt của cánh đồng Ngô Sơn nằm gần ngọn núi lửa này.

Du lịch Gia Lai đi đâu sau khi trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya?

Rời núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể cùng nhóm bạn hoặc gia đình đến thăm phố núi Pleiku để ngắm Biển Hồ Chè xanh ngắt. Biển Hồ Chè là địa điểm nổi tiếng ở huyện Chư Păh. Góp thêm điểm nhấn cho nơi đây là những đồn điền chè xanh mướt mắt bên hồ nước yên bình, nơi đây có con đường nhỏ với 2 hàng lá thông kim là "thánh địa sống ảo" của nhiều du khách khi đến phố núi Pleiku. Nhiều du khách đến check-in thường ví von nơi đây là "con đường tình yêu", "con đường Hàn Quốc"...
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Nhắc đến Gia Lai, nhiều người khó lòng quên được "đôi mắt Pleiku" Biển Hồ, hay còn gọi là hồ T'Nưng. Thắng cảnh này được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1988, vốn là miệng núi lửa âm sụt chìm dưới đất, đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. 

Cùng với Biển Hồ Chè, hồ T'Nưng còn có chùa Minh Thành và phế tích nhà thờ cổ dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya.

Chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản, lối kiến trúc này đã làm bức tranh của chùa thêm phần lộng lẫy, kiêu sa nhìn từ xa giống như một cung điện thu nhỏ nơi phố núi mù sương Pleiku.
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Tòa bảo tháp xá lợi cao 9 tầng là một trong những điểm nhấn kiến trúc của chùa Minh Thành ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, chùa còn có chánh điện uy nghiêm làm từ gỗ pơ mu quý, có hồ Liên Trì thơ mộng, liễu rủ bóng mặt hồ, có tượng Phật A Di Đà bằng đá cao 7.5m...

Mang một vẻ đẹp trái ngược với sự lộng lẫy của chùa Minh Thành, Giáo đường H'Bâu là phế tích cổ hơn 100 năm, chứng tích Công giáo đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu tại Tây Nguyên.
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Nhà thờ nằm sâu trong làng Xõa, đi qua cánh đồng Ngô Sơn, nơi có mạch nước ngầm xuất phát từ núi Chư Nâm cao nhất tỉnh Gia Lai - là người "anh em" của ngọn núi lửa Chư Đăng Ya. Giáo đường H'Bâu được xây dựng từ năm 1909, là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Gothic của Pháp với kiến trúc nhà sàn đặc trưng của Tây Nguyên. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, chiến tranh, mưa nắng... tàn phá, nhà thờ H'Bâu ngày nay chỉ còn giữ được một phần tháp chuông và mặt trước. 
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Ở mặt trước nhà thờ, dù đã khá mờ nhưng vẫn có thể đọc được dòng chữ Hán ghi lại năm xây dựng: Kỷ Dậu niên. Trụ tháp vẫn còn nguyên vẹn, khá vững chắc, giúp du khách hình dung phần nào đó về một thánh đường cũ của vùng đất đại ngàn năm xưa. Dưới tháp chuông vẫn còn giữ được tượng chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá.
Lên Tây Nguyên trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya
Hoa được trồng khắp nơi quanh nhà thờ, kết hợp cùng vẻ cổ kính, đổ nát của từng viên gạch vỡ, từng mảng tường phủ đầy rêu phong... đã tạo nên sức hấp dẫn cho công trình này. Phế tích H'Bâu còn mê hoặc du khách bởi cách đó vài trăm mét là những đồi cỏ lau đuôi chồn màu đỏ tía, màu hồng rực rỡ. Đây là điểm check - in đẹp, không thua gì hoa dã quỳ.

Dù đã có nhà thờ mới trong làng, rất đông đồng bào J'rai quanh đây vẫn hay về thánh đường cũ, nhà thờ H'Bâu dâng hoa và cầu nguyện hàng ngày.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên