Socotra, hòn đảo cô lập độc đáo

Cẩm nang du lịch 20/02/2020 - Anh Tran (WikiTravel)
pin

Hòn đảo Socotra xa xôi ở Yemen sở hữu phong cảnh đặc biệt như bước ra từ thước phim khoa học viễn tưởng. Do cô lập với thế giới nên nhiều sinh vật tại đây có ngoại hình kỳ lạ như đến từ hành tinh khác.


Trải qua hàng triệu năm, hòn đảo biệt lập ở biển Ả Rập đã phát triển hệ thực vật sinh học độc đáo, không giống bất cứ nơi nào trên thế giới.

Hòn đảo biệt lập

Hòn đảo biệt lập
Đảo Socotra là một trong số 4 quần đảo lớn của Ấn Độ Dương, nằm tách lập hẳn với phần còn lại của thế giới. Nơi đây sở hữu khí hậu khô nóng khắc nghiệt và từng là một phần của châu Phi khoảng 6 triệu năm trước. Quần đảo Socotra gồm các đảo: Socotra, Abd al Kuri, Samhah và Darsa, với tổng diện tích khoảng 3.800km2, thuộc cộng hòa Yemen (Tây Nam Á).

Đảo Socotra nằm cách châu Phi 240km về phía Đông và cách bán đảo Ả Rập 380km về phía Nam. Gọi là đảo (hình thành do núi lửa phun trào) nhưng thực tế, Socotra có nguồn gốc lục địa nên các nhà địa chất học không tìm thấy dấu vết núi lửa tại đây.

Cái tên Socotra theo ngôn ngữ Sanskrit có nghĩa “hòn đảo hạnh phúc”. Nếu bạn còn đang nghi ngờ về cái tên này thì Socotra có những bãi biển đẹp, biệt lập với thế giới bên ngoài và có hệ sinh thái mang bản sắc riêng vô cùng tuyệt vời.

Hệ sinh thái có 1-0-2

Hệ sinh thái có 1-0-2
Theo các nhà khoa học nghiên cứu Socotra, rất nhiều loài thực vật ở đây đã có hơn 20 triệu năm tuổi. Trên đảo có hàng trăm loài động thực vật độc đáo, trong số đó một phần ba những loài này không thể sinh trưởng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Hay nói cách khác, Socotra là nơi tồn tại của những động thực vật kỳ lạ.

Đây là mảnh đất của cây máu rồng lưu danh thành truyền thuyết, từng khiến các thủy thủ từ khắp nơi sợ hãi suốt thời gian dài. Nhiều người còn tin rằng, nơi này chính là Vườn địa đàng nguyên thủy. Cây máu rồng như những chiếc ô khổng lồ, phù hợp thích nghi với khí hậu cằn cỗi ở Socotra

Giống như hệ thực vật phong phú, Socotra có hệ động vật đặc thù. Một số loài chim chỉ tìm thấy ở riêng trên đảo và không sống được ở nơi khác. Ở Socotra còn có loài mèo với kích cỡ lớn hơn rất nhiều loại bình thường, cân nặng tới 12 kg. Chúng được cho là hậu duệ của loài mèo hoang được những người khai hoang đầu tiên đưa tới đây.

Hòn đảo di sản

Hòn đảo di sản
Năm 2008, UNESCO đã công nhận Socotra là Di sản Thiên nhiên Thế giới, vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ chưa bị con người tác động. Socotra tự hào với ba địa hình lý tưởng, bao gồm vùng đồng bằng ven biển, cao nguyên đá vôi với hang động và dãy núi Haghier.

Ngoài ra, du khách có thể tham quan đáy biển để có dịp chiêm ngưỡng những con tàu đắm, tự mình trải nghiệm cảm giác rùng rợn pha chút thú vị mà từ trước đến nay vốn chỉ quan sát qua các bộ phim khoa học.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên