Thành nhà Hồ - Công trình đá quý hiếm độc nhất của Việt Nam
Thanh Hóa – mảnh đất địa linh nhân kiệt, là cái nôi của biết bao vị vua vĩ đại, anh hùng bất khuất của dân tộc ta với nhiều di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, mặc cho bao biến cố thăng trầm. Trong đó có di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, công trình bằng đá quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á.
Thành nhà Hồ ở đâu?
Ảnh: @bach.2810Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu - quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, nằm trên các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Yên, Vĩnh Quang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ngày nay. Thành nhà Hồ nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ còn được biết đến với 4 tên gọi khác nữa là thành Tây Đô, Tây Kinh, An Tôn và Tây Giai.
Đôi nét về Thành nhà Hồ Thanh Hóa
Ảnh: @sergiolopezperezThành nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Khi ông lên ngôi vua và đổi tên nước là Đại Ngu (1400-1407) thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Thành Nhà Hồ mang trong mình các giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là công trình kiến trúc bền vững.
Kiến trúc Thành nhà Hồ
Ảnh: @thanhhanhmk88Thành nhà Hồ xưa kia cũng là một công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy không thua kém gì kinh thành Thăng Long. Nhưng do chiến tranh, các cung điện, dinh thự trong khu vực gần như bị phá hủy, di tích còn lại ngày nay là bốn cổng thành với bốn phía khác nhau. Thành Nhà Hồ được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình từ 1.5m đến 6m, được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính. Trải qua hơn hơn 600 năm, hệ thống tường bao quanh Thành Nhà Hồ vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn.Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao.
+ Thành nội
Ảnh: @tuantua.1002Thành nội được xây dựng gần như hình vuông với 4 cổng, được mở ở chính giữa của bốn bức tường thành. Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá xanh, đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau.Ngày nay, Thành nội chỉ còn lại một số di tích và di vật như: phần tường thành, bốn cổng thành, dấu tích các hồ nước, đôi rồng bậc thềm làm bằng đá với những nét điêu khắc rất tinh xảo, nền móng kiến trúc Thành nội, đường lát đá Hoa Nhai, bi đá, đạn đá, đồ gốm sứ, khuôn viên cổng Nam và các hiện vật có giá trị đặc trưng cho văn hóa Trần - Hồ.
+ Hào thành
Hệ thống Hào thành nằm bao quanh Thành nội và được nối thông với sông Bưởi qua một con kênh ở góc đông nam của thành. Qua kết quả khai quật Hào thành, người ta nhận thấy Hào thành rộng khoảng hơn 90m, đáy hào rộng 52m, và sâu hơn 6.50m. Bề mặt Hào thành rộng va thoải dần, để giữ cho Hào thành vững chắc, người xưa đã dùng đá hộc, các mảnh dăm đá rải lót ở phía dưới. Dưới sâu lòng Hào thành, phát hiện ra một số di vật thời Trần – Hồ. Hào thành có bốn cầu đá bắc vào 4 cửa của Thành nội.Ngày nay, nhiều phần của Hào thành đã bị lấp cạn. Tuy nhiên, dấu tích của Hào thành vẫn có thể nhận thấy rất rõ ở phía bắc, phía đông và một nửa phía nam của thành.
+ La thành
La thành là vòng thành ngoài cùng của thành Nhà Hồ, được xây dựng để che chắn cho Thành nội và nơi sinh sống của cư dân trong thành. heo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu và những mô tả của người xưa, La thành được thể hiện trên bản đồ bằng một đường vạch đứt quãng ôm cả một vùng đồng bằng rộng lớn của các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Ninh…thuộc huyện Vĩnh Lộc.Toàn bộ La Thành được thiết kế xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì đắp các lũy đất nối liền với các đồi thấp và núi đá, có đoạn thì men theo các dòng sông. Hiện nay, dấu tích của La thành thuộc địa phận làng Bèo (xã Vĩnh Long) với chiều dài 2.051,9m, cao khoảng 5m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9.2m, chân thành rộng 37m đã được khoanh vùng bảo vệ.
+ Đàn tế Nam Giao
Đàn tế Nam Giao trong khu quần thể di tích Thành Nhà Hồ là đàn tế còn lại nguyên vẹn nhất và quý giá nhất Việt Nam hiện nay. Xưa kia đây là nơi hàng năm triều nhà Hồ tiến hành lễ tế trời, cầu cho quốc thái, dân an hoặc lễ tế vào những dịp đại xá thiên hạ. Đàn Nam Giao có diện tích khoảng hơn 2 ha, lưng tựa núi Đún, tiền án là "cánh đồng Nam Giao". Vật liệu chính để xây dựng đàn là đá xanh và gạch, ngói…. Hiện, nơi đây còn dấu tích của con đường linh đạo được lát bằng những phiến đá xanh mài nhẵn, mà trước kia vua đi để vào khu vực tế chính.