Trải nghiệm tour du lịch chùa Hương, khám phá vẻ đẹp tâm linh

Cẩm nang du lịch 25/09/2020 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Đi tour du lịch chùa Hương du khách không chỉ được thưởng lãm cảnh đẹp, trẩy hội, hành hương mà còn được hiểu thêm về giá trị tâm linh của chùa Hương thông qua những truyền thuyết gắn liền với từng điểm đến.

 

Chùa Hương thờ Bà Chúa Ba

Chùa Hương thờ Bà Chúa Ba
Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa” này, vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh.

Khi câu chuyện Phật thoại này được truyền bá ra, các thuyền sư cổ đức đã chống gậy tích tới đây nhàn du mây nước, sau đó ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.

Động Hương Tích – Động chính của thắng cảnh

Động Hương Tích – Động chính của thắng cảnh
Động Hương Tích là động chính của thắng cảnh, hình thế động như một con rồng lớn đang há miệng, biết bao nhiêu nhũ đá hình thù kỳ dị thể hiện những ước mơ bình dị của dân gian như đụn gạo, đụn thóc, cây tiền, cây bạc, cây vàng, núi cậu, núi cô, nong tằm nghé kén, con lợn, chuồng trâu, ao bèo, bầu sữa mẹ… Giá trị nhất trong động là pho tượng Đức Phật bà Quán Thế Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn, người tạc tượng không tuân theo những ước lệ sẵn có của quy cách tượng Phật, mà tạo nên một hình ảnh bà Chúa Ba đau đáu nỗi thương đời.

Câu chuyện thiêng của chùa Giải Oan và suối Giải Oan tại chùa Hương

Câu chuyện thiêng của chùa Giải Oan và suối Giải Oan tại chùa Hương
Nổi tiếng trong quần thể chùa Hương còn có chùa Giải Oan và suối Giải Oan. Bên tay trái trong chùa có am Phật Tích, có động Tuyết Quỳnh, có giếng thiên nhiên Thanh Trì trong suốt và không bao giờ cạn. Tương truyền, Đức Phật bà Quán Thế Âm đã tắm ở giếng này để tẩy bụi trần trước khi vào cõi Phật. Vì thế nước trong giếng không bao giờ cạn.

Về phần suối Giải Oan, truyền thuyết kể rằng, khi thượng hòa vua Trần Nhân Tông xuất gia đến núi Yên Tử tu hành, vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên vua Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn. Để tỏ lòng trung với vua, họ đã trầm mình dưới suối. Một số trong các cung phi đó bị chết đuối nên thượng hoàng Trần Nhân Tông đã cho lập đàn để cúng để giải oan cho linh hồn của họ.

Đền Cửa Võng – Nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa, lịch sử của dân tộc

Đền Cửa Võng – Nơi lưu giữ dấu ấn văn hóa, lịch sử của dân tộc
Đi sâu vào phí trong là đền Cửa Võng, đền này thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Tương truyền bà Chúa là người cai quản núi rừng ở khu vực Hương Sơn, đồng thời cũng là nơi của những Ngọc nữ thường xuyên mang tin tức từ chùa ngoài vào chùa trong. Ngôi đền này không những là cảnh đẹp của chùa Hương mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hoá, lịch sử của dân tộc. Tiêu biểu là vào năm 1958, khi Bác Hồ ghé thăm chùa Hương đã nghỉ trưa tại đây.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên