Về miền Tây thưởng thức đặc sản mùa nước nổi

Cẩm nang du lịch 07/09/2021 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Nếu hỏi du lịch miền Tây - du lịch An Giang mùa nào đẹp nhất, thì xin thưa đó là khi con nước nhảy bờ. Miền Tây mùa này không chỉ đẹp bình dị mà còn quyến rũ bởi những món đặc sản mùa nước nổi đến từ bông điên điển: bánh xèo bông điên điển, lẩu cá linh non bông điên điển - món ngon miền Tây nếm thử 1 lần là ngất ngây.

Hình ảnh gắn liền với mùa nước nổi Miền Tây là cây điên điển trổ bông - nguyên liệu chính làm nên tên tuổi của đặc sản mùa nước nổi Miền Tây, món bánh xèo và lẩu cá linh.

Bánh xèo bông điên điển

Bánh xèo bông điên điển
Bông điên điển được người miền Tây chế biến được thành rất nhiều món ăn. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi, ăn kèm với lẩu, bún... đặc biệt là làm bánh xèo - món ngon miền Tây không thể bỏ qua của người khi du lịch An Giang, Châu Đốc.

+ Nguyên liệu và cách làm món đặc sản mùa nước nổi miền Tây - Bánh xèo bông điên điển

+ Nguyên liệu và cách làm món đặc sản mùa nước nổi miền Tây - Bánh xèo bông điên điển
Bột làm bánh xèo bông điên điển sẽ là bột gạo. Người dân nơi đây thường pha chung bột làm bánh với nước cốt dừa để tạo nên hương vị thơm béo cho món bánh. Ngoài ra, người đầu bếp sẽ thêm trứng vịt đồng và nước cốt nghệ để món bánh thêm hương sắc. Sau cùng, người ta thả hành lá thái nhuyễn và nêm nếm cho vừa ăn.

Bông điên điển sau khi được người dân hái về sẽ được nhặt bỏ những bông hư, rửa thật sạch rồi để cho ráo nước. Củ sắn gọt vỏ, rửa sạch rồi thái sợi mỏng, vắt nước ráo. Tôm nhặt sạch. Thịt heo chọn thịt ba chỉ tươi ngon, sau đó rửa sạch, thái nhỏ, xào tôm với thịt chín rồi nêm nếm cho vừa ăn rồi cho bông điên điển vào đảo chung.

+ Bánh có vị ngọt bùi đặc trưng của hoa

+ Bánh có vị ngọt bùi đặc trưng của hoa
Nước chấm bánh xèo cũng phải pha chế công phu. Tỏi, ớt bằm nhuyễn, nước chanh pha chung với đường, và nước mắm ngon. Xắt thêm sợi củ cải, đu đủ, cà rốt bóp sơ qua nước muối, xả lại nước lạnh vắt khô rồi thả vào chén nước mắm.

Bánh xèo bông điên điển có mùi vị rất đặc trưng. Vị chua chua ngọt ngọt bùi bùi của loài hoa này hòa quyện cùng vị ngọt của tôm sông, hương thơm của rau sống, giá, củ sắn cùng nước mắm chua ngọt sẽ mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.

Lẩu cá linh non bông điên điển

Lẩu cá linh non bông điên điển
Cá linh cũng chính là đặc sản của miền này. Cá linh khi nấu cùng với bông điên điển tạo thành món ăn bình dị mà khó quên dược nhiều thực khách yêu thích.

+ Cách làm món lẩu cá linh non bông điên điển

+ Cách làm món lẩu cá linh non bông điên điển
Những con cá tươi roi rói, béo tròn được làm sạch, bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo, ướp cho thấm gia vị. Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi lẩu để nấu, dằn vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi riu lên. Vì cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá linh vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng bông điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ bông.

+ Món ngon miền Tây một lần ăn, hoài thương nhớ

+ Món ngon miền Tây một lần ăn, hoài thương nhớ
Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ bông điên điển. Chính nhờ tất cả hương vị đặc trưng của cá, bông điên điển quyện cùng gia vị càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, quyến rũ, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên