Viếng chùa Bái Đính, chiêm ngưỡng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á

Cẩm nang du lịch 01/12/2020 - Trần Thị Cẩm Nhi (WikiTravel)
pin

Ninh Bình được xem là điểm đến tâm linh hút khách nhất miền Bắc. Nổi tiếng nhất là chùa Bái Đính, một quần thể lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.

Chùa Bái Đính Ninh Bình đã có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi. Trước khi dẹp loạn 12 sứ quân, vua Đinh Tiên Hoàng đã từng chọn nơi này lập đàn cầu tế mong đánh thắng giặc, đem lại hòa bình cho nhân dân và cũng là nơi nơi thiền sư Nguyễn Minh Không chọn để xây dựng tượng Phật và trở thành điểm tu hành sau này.

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một trong những công trình kiến trúc đồ sộ nhất Việt Nam
Ảnh: @benz.mind

Bái Đính là một quần thể chùa chiền nằm trên núi Bái Đính ở xã Gia Sinh, Ninh Bình. Chùa có khuôn viên rộng 539 ha gồm khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa Bái Đính mới. Nhìn tổng thể, kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam. Đặc biệt khu chùa Bái Đính mới được xây dựng với những công trình đồ sộ như mái chùa cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống; tháp chuông cổ hình bát giác; bậc thềm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống Giếng Ngọc,…

Ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Ngôi chùa giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Với kiến trúc độc đáo của mình, tính đến nay chùa Bái Đính đã có 8 kỉ lục Việt Nam cũng như Châu Á được ghi nhận ở chùa Bái Đính như:

- Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ.

- Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.

- Quần thể khu chùa rộng nhất Việt Nam: Hiện có diện tích 539 ha.

- Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam: chuông đồng Đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông của chùa Bái Đính.

- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam: Giếng có đường kính 30m, độ sâu của nước là 6m, không bao giờ cạn n¬ước.

- Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất Châu Á: Hành lang La Hán dài gần 3km.

- Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: Tại chùa Bái Đính có 500 bức tượng La Hán bằng đá nguyên khối cao từ 1.5m đến 2m.

- Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam: Vào năm 2008, chùa đã trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ. Số cây này hiện nay đã lên đến hàng ngàn cây mọc xung quanh chùa.

Bảo tháp chùa Bái Đính – Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á

Bảo tháp chùa Bái Đính – Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á
Với chiều cao 100m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc leo, tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính Ninh Bình là tòa bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Tầng cao nhất của Bảo tháp, nơi thờ xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ về năm 2008. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Quanh bảo tháp được đặt hàng nghìn bức tượng nhỏ, trên tường điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp,… Từ trên tầng thượng của bảo tháp, phóng tầm mắt có thể bao quát được trọn vẹn quần thể chùa Bái Đính. Về đêm, bảo tháp khá hoành tráng và vô cùng rực rỡ.

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở chùa Bái Đính Ninh Bình

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở chùa Bái Đính Ninh Bình
Ảnh: Chùa Bái Đính

Không chỉ riêng bảo tháp, chùa Bái Đính còn thu hút du khách bằng rất nhiều công trình kiến trúc khác, mà tiêu biểu nhất trong số đó là các công trình sau:

+ Hành lang La Hán

+ Hành lang La Hán
Hành lang La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ, các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị. Dọc 2 bên hành lan là 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối, mỗi pho tượng là một hình dáng, thần thái khác nhau, thể hiện triết lý Đạo giáo với những hỷ, nộ, ái, ố trong đời sống thường nhật của con người.

+ Tháp chuông

+ Tháp chuông
Ảnh: instatebow

Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, có 3 tầng mái cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm mang dáng dấp của bông sen. Bên trong có treo 1 quả chuông đồng nặng 36 tấn.

+ Hang sáng, động tối

+ Hang sáng, động tối
Hang Sáng là nơi thờ Thần và Phật, đúng như tên gọi hang có đủ ánh sáng tự nhiên, ngay ngoài cửa đặt tượng hai vị thần với vẻ mặt uy nghiêm, bên trong thờ Phật, cuối hang là thờ thần Cao Sơn. Phía trong hang được bố trí ánh đèn, tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo.

Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang nền bằng phẳng, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.

+ Tượng Phật Di Lặc

+ Tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc đặt trên đỉnh đồi cao nhất trong khu chùa, cao khoảng 100m so với sân chùa. Đó là Phật Vị Lai, đúc bằng đồng ở tư thế hóa thân thành Hòa thượng đi hành khất. Tượng cao hơn 10m, nặng 80 tấn.

Bên cạnh đó còn có Tam quan ngoại, Tam quan nội, Điện Phật Bà, Nhà Bia, Giếng Ngọc, Hồ phóng sinh, Đền Thờ Thánh Nguyễn,… cũng là nơi khách du lịch Ninh Bình thường lui tới thăm viếng.

Tin mới

Tin ngẫu nhiên