Xuyên Việt từ Nam ra Bắc, chiêm ngưỡng công trình biểu tượng 3 miền
Du lịch xuyên Việt khám phá vẻ đẹp dọc miền đất nước từ Nam ra Bắc còn là cơ hội để bạn chiêm ngưỡng những công trình biểu tượng của 3 miền. Không chỉ độc đáo trong lối kiến trúc, các công trình này còn mang ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Cột cờ Hà Nội tại cực Nam của Tổ quốc – Cà Mau
Xuyên Việt từ Nam ra Bắc, Cột cờ Hà Nội là điểm check in, chụp ảnh lưu niệm ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trên hành trình đến với vùng cực Nam của Tổ quốc không thể bỏ qua của mọi du khách. Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xem là công trình thế kỷ, mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử, ý nghĩa thiêng liêng khẳng định chủ quyền lãnh thổ dân tộc, chủ quyền biển đảo Việt Nam. Cột cờ Hà Nội ở Cà Mau có cột tháp cao 24.5m, hình bát giác, trên đỉnh là lầu bát giác cao 1.5m.
Nhà hát Cao Văn Lầu – Bạc Liêu
Với thiết kế mới mẻ - hình ảnh 3 chiếc nón lá chụm đầu vào nhau minh chứng cho tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc Kinh – Khmer - Hoa, nhà hát cao Văn Lầu đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Bạc Liêu. Trải nghiệm hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc đến với Bạc Liêu còn là cơ hội để thưởng thức các tiết mục nghệ thuật “đờn ca tài tử” – một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
Tháp Chàm Po Klong Garai – Ninh Thuận
Mang vẻ đẹp vượt thời gian, cụm tháp Chàm Po Klong Garai hiên ngang, sừng sững trước cái nắng gió gay gắt của miền Trung suốt hơn 8 thế kỷ qua. Tọa lạc trên đồi Trầu (Ninh Thuận), Po Klong Garai là tên gọi chung của cụm tháp gồm 3 đền tháp: tháp chính cao 20.5m, tháp cổng cao 8.56m và tháp lửa cao 9.31m. Tháp Po Klong Garai chính là biểu tượng hoàn mỹ thấm đẫm tín ngưỡng tô giáo, chứng minh cho nền lịch sử văn minh Chăm Pa độc đáo.
Tháp Bà Ponagar – Nha Trang
Nói đến công trình kiến trúc Chăm Pa trên bản đồ xuyên Việt thì không thể không nhắc đến tháp Bà Ponagar ở Nha Trang. Tháp Bà Ponagar mang dáng dấp của một ngôi đền, đậm dấu ấn kiến trúc vương quốc Chăm cổ xưa. Toàn bộ quần thể được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc. Tầng tháp cổng đến nay đã không còn, chỉ có dấu tích còn sót lại là những cột trụ và những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng 2 – Mandapa. Tầng cao nhất là tầng chính với 4 tháp còn đang hiện hữu 2 tháp phía sau đã bị hủy và chỉ còn lại nền móng. Tên tháp Bà Ponagar là chỉ ngọn tháp chính lớn nhất, người dân quen gọi nên lấy tên đó gọi cho cả quần thể khu tháp Ponagar.
Cầu Vàng – Đà Nẵng
Cầu Vàng Đà Nẵng là cây cầu duy nhất tại Đà Nẵng không bắc qua dòng sông nào, mà ngược lại, còn tọa lạc trên đỉnh núi cao, có tầm nhìn ra cảnh quan núi non trùng điệp, xanh tươi. Nằm ở độ cao 1.414m so với mực nước biển, Cầu Vàng có thiết kế hình vòng cung, được nâng đỡ bởi 2 bàn tay khổng lồ, vươn ra nền trời xanh. Cây cầu dài 150m và rộng 12.8m với 8 nhịp là điểm trung chuyển từ làng Pháp tới vườn Thiên Thai ở khu du lịch. Chiếc cầu này còn được xem là một trong những biểu tượng du lịch mới của Đà Nẵng.
Cột cờ Phai Vệ - Lạng Sơn
Kết thúc hành trình xuyên Việt từ Nam ra Bắc khám phá các biểu tượng 3 miền Bắc – Trung – Nam đến với Lạng Sơn, cột cờ Phai Vệ không chỉ là biểu tượng của thành phố mà còn là một trong những khảo cổ học có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và công trình trọng điểm mang ý nghĩa chính trị quan trọng của tỉnh Lạng Sơn. Cột cờ được xây dựng trên ngọn núi Phai Vệ, cao 80m với đường lên là 535 bậc đá được xây dựng cực kì kiên cố. Đứng trên cột cờ phóng tầm mắt có thể thưởng ngoạn toàn cảnh thành phố.Du lịch xuyên Việt từ Nam ra Bắc bạn nhất định đừng quên ghé thăm các công trình biểu tượng này nhé.